GIỚI THIỆU VỀ NHÀ SOẠN NHẠC NGUYỄN THIỆN ĐẠO

Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo – Tiểu sử

Nguyễn Thiện Đạo (1940-2015) là nhà soạn nhạc thuộc dòng Nhạc cổ điển đương đại (Contemporary classical music), là nhà soạn nhạc Việt Nam đầu tiên tiên phong trong dòng nhạc này, là học trò cưng của Olivier Messian – một trong nhà soạn nhạc nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ngoài âm nhạc, ông cũng là người đam mê nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói riêng và Đông-Tây nói chung.

Một vài cột mốc quan trọng:
Năm 13 tuổi ông sang Pháp dưới sự bảo trợ của Paul Levy, cựu giám đốc Viện Viễn Đông bác cổ, trở thành sinh viên Nhạc viện quốc gia Paris năm 1963. Ông tốt nghiệp hạng nhất khoa sáng tác với tác phẩm Thành đồng tổ quốc.
 
Năm 1969, tại Festival nghệ thuật quốc tế Royan, Nguyễn Thiện Đạo là tên tuổi Việt Nam nổi lên như một hiện tượng trong nghệ thuật hàn lâm thế giới với tác phẩm Tuyến Lửa – một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân Việt Nam.
 
Năm 1982, ông được ghi tên vào từ điển Le Petit Larousse, được định nghĩa là nhà soạn nhạc của văn minh Đông-Tây.
 
Năm 1983, ông được Hàn lâm viện Nghệ thuật Pháp trao Giải thưởng danh giá André Caplet cho toàn bộ tác phẩm của mình.
 
Năm 1984, ông được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Chevalier des Arts et des Lettres (Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương).
 
Năm 1995, ông được trao giải thưởng quốc tế Gian Carlo Menoti và được ghi vào từ điển Le petit Robert.
 
Năm 2005, ông vinh dự được trao giải thưởng Vinh danh nước Việt.
 
Năm 2008, ông được Ban chỉ đạo Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc đề nghị viết một bản nhạc cho Đại lễ Vesak. Buổi trình diễn hết sức thành công vì quy mô hoành tráng và đưa kinh Phật vào lời hát giao hưởng.
 
Ông luôn là người tự chỉ huy dàn giao hưởng, và tham gia giảng dạy ở Nhạc viện quốc gia Việt Nam để đem lại những kiến thức âm nhạc thế giới cho những thế hệ trẻ.
 
Sự nghiệp sáng tác nhạc của ông gồm hơn 90 tác phẩm độc tấu, giao hưởng, opéra,… phần lớn do các Chính phủ ở châu Âu đặt viết, được biểu diễn nhiều nơi trên thế giới. Tên ông đã xuất hiện trong 70 công trình nghiên cứu âm nhạc.
 
Buổi biểu diễn vở Mỵ Châu-Trọng Thủy ở Nhà hát Opéra Paris, với họa cảnh và thiết kế mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng, hoặc buổi trình diễn tại Nhật và được Nhật hoàng tiếp kiến sau đó,… là một trong những sự kiện thể hiện tài năng của nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo trên thế giới. Ở Việt Nam, dòng nhạc cổ điển-đương đại của ông vẫn khá mới mẻ và rất kén người nghe vì độ phức hợp về kỹ thuật trình diễn lẫn ý nghĩa sâu sắc trong ngôn ngữ âm nhạc (ông thường dùng những nốt rất cao và rất thấp liên tục nhau, các nốt nhạc phức tạp, và xen lẫn nhiều dòng nhạc trong một tác phẩm như giao hưởng và rock,..). Nhận định của giới chuyên gia phê bình âm nhạc: Mỗi nốt nhạc của Nguyễn Thiện Đạo đều có ý nghĩa tồn tại của nó, và đều cố gắng vượt ngưỡng giới hạn âm nhạc thuần túy.
 
Cuộc đời và tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo đã được giới thiệu trong nhiều sách và chương trình truyền hình tại Pháp và Việt Nam. Ông thầm lặng trao hàng ngàn học bổng âm nhạc cho các trường Nhạc viện, các sinh viên nghèo tại Việt Nam, và sinh viên tài năng tại các Nhạc viện tại Pháp.
Ông mất đột ngột vào cuối năm 2015, khi vừa phát hành quyển truyện Sống lửa do ông sáng tác và viết xong bản Linh Giác. Với bản Linh Giác, ông chưa kịp chính tay mình chỉ huy dàn nhạc ngay; vì vậy, trên bảng tên được đặt tại ngôi nhà của ông đã có những nốt nhạc trích từ tác phẩm cuối cùng này của ông.

Không hề là ngẫu nhiên cho thành công kéo dài cả cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo dù tên tuổi ông vang dội ở nước ngoài và rất ít được biết tại Việt Nam. 

Hiện nay, tại nhiều Nhạc viện ở Paris và các thành phố tại Pháp có học bổng mang tên Nguyễn Thiện Đạo để giúp các sinh viên học nhạc, dù quốc tịch nào, miễn có mơ ước và tài năng có thêm nguồn học bổng trợ giúp việc học.

Publicité

Votre commentaire

Entrez vos coordonnées ci-dessous ou cliquez sur une icône pour vous connecter:

Logo WordPress.com

Vous commentez à l’aide de votre compte WordPress.com. Déconnexion /  Changer )

Photo Facebook

Vous commentez à l’aide de votre compte Facebook. Déconnexion /  Changer )

Connexion à %s